New Page 1 EDUCATION

GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT

Giới thiệu Giáo dục Y tế Xã hội Đề án Giúp đỡ Liên lạc Sổ lưu niệm Bản tin Trang nối Diễn đàn Phòng ảnh

NHÀ TRẺ

GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT

Qung Sơn

Thnh Tâm

Vi Nhân

CÔ NHI VIỆN

NỘI TRÚ CHO TRẺ THUỘC SẮC TỘC THIỂU SỐ


CƠ SỞ NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT THÁNH TÂM, Đà Nẵng

47 Yên By, TP Đà Nẵng , Việt Nam

Điện thoại: 84-511-3818402

Cơ sở Thánh Tâm

Đà Nẵng nằm cách phía Nam thủ đô Hà Nội 764 cây số và cách phía Bắc của Sài Gòn 964 cây số. Đà Nẵng giáp với tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và tỉnh Qung Nam ở phía Đông. TP Đà Nẵng gồm 764.500 cư dân (2004) trong một diện tích 1.255.5 cây số vuông, sáu quận: Hi Châu, Thanh Khê, Sơn Tr, Ng Hnh Sơn, Liên Chiêu, Cẩm Lệ và hai huyện : Ho Vang, Hong Sa.

Nằm trên con đường mang tên nhà lănh đạo cách mạng chân chính của đất nước, cơ sở NDTKT Thánh Tâm toạ lạc tại số 152 Trần Phú, bên cạnh ngôi Thánh đường rất thân quen, mà người dân địa phương gọi nôm na là “Nhà Thờ Con Gà”. Hàng ngày, từ lầu hai nh́n xuống, các cháu khuyết tật có thể ngắm nh́n làn nước sông Hàn lấp lánh dưới ánh nắng mai hay êm trôi vào những buổi chiều tà, gợi lên trong ḷng các cháu t́nh yêu thiên nhiên, sự thanh thản về tâm hồn để hăng hái học tập, rèn luyện để làm vơi đi nỗi niềm lo lắng của cha mẹ.

Các lớp NDTKT tại cơ sở Thánh Tâm được h́nh thành khi trường tư thục đệ nhị cấp Thánh Tâm ra đời (Năm 1970). Ở thời điểm đó, ngoài việc đón nhận các cháu từ tuổi nhà trẻ đến cấp tiểu học vào học để góp phần đào tạo những con người tốt và hữu dụng cho xă hội, th́ trường tư thục đệ nhị cấp Thánh Tâm c̣n đặc biệt lưu tâm đến trẻ em kém may mắn, bị bỏ rơi trong đó có trẻ khuyết tật. Và công việc chăm sóc giáo dục trẻ em khuyết tật được duy tŕ từ năm 1970 đến tháng 3/1975.

Sau ngày thành phố Đà Nẵng, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước, trường tư thục đệ nhị cấp Thánh Tâm ngưng hoạt động, các nữ tu dạy học chuyển sang hoạt động sản xuất như làm mành trúc, thêu, đan len, mây tre… để vừa đóng góp cho xă hội, vừa tổ chức đời sống. Đến cuối năm 1988 đầu năm 1989, việc sản xuất gặp khó khăn, các nữ tu cần ổn định đời sống ; cùng lúc, các bậc phụ huynh có nhu cầu gởi trẻ. Tu viện Thánh Tâm đă tổ chức nhà trẻ, tạo việc làm cho các nữ tu.

Trong số trẻ đến học, có nhiều trẻ khuyết tật ở các dạng: khiếm thính, khiếm thị, thiểu năng trí tuệ, thiểu năng vân động…Vào lúc đó, hoàn cảnh đất nước c̣n gặp nhiều khó khăn, chưa có một cơ sở hoặc một trung tâm hay một trường học nào thu nhận trẻ khuyết tật, trong khi cha mẹ các cháu vừa phải lao động kiếm kế sinh nhai, vừa phải chăm sóc cho đứa con tật nguyền của ḿnh, thật là vất vả mọi bề. Cảm thương trước hoàn cảnh các bậc phụ huynh cùng với những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ em khuyết tật từ những năm 1970, ngày 9/9/1989, Tu viện Thánh Tâm quyết định dành 2 pḥng riêng để chăm sóc các cháu khuyết tật ; lúc này có 14 trẻ, đủ mọi lứa tuổi và dạng tật.

Với tấm ḷng và chất lượng chăm sóc giáo trẻ cuả cơ sở NDTKT Thánh Tâm, các bậc phụ huynh có nhu cầu đưa các trẻ khuyết tật đến càng đông ; trước t́nh h́nh đó, Tu Viện Thánh Tâm đă làm đơn xin phép mở rộng qui mô, ngày 14/6/1994, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (cũ) đă ban hành quyết định số 1695/QĐ-UB cho phép Tu viện Thánh Tâm “……được tổ chức hoạt động các lớp nuôi dạy trẻ khuyết tật” sau khi Thành phố Đà Nẵng mới thành lập, Tu viện làm đơn đổi quyết định gửi Sở GD&ĐT, ngày 08/01/2000, Giám đốc sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng có Quyết định 01/GD&ĐT cho phép đổi Quyết định số 1695/ QĐ – UB của UBND thành phố Đà Nẵng (cũ) “…..để tiếp tục tổ chức các lớp nuôi dạy trẻ khuyết tật tại 152 - Trần Phú thuộc pḥng GD&ĐT Hải Châu – thành phố Đà Nẵng.

1. T́nh h́nh thu nhận trẻ, phát triển qui mô các lớp khuyết tật:

Ngày đầu thành lập (tháng 9/1989) có 1 lớp 14 trẻ ; đến năm học 2000 – 2001 có 10 lớp với 110 trẻ ; đến nay (thang 05/2006) có 11 lớp với 117 trẻ (bao gồm 43 trẻ thiểu năng trí tuệ, 22 trẻ thiểu năng vận động và 52 trẻ khiếm thính).

Đầu năm 2006 trường thu nhận 132 trẻ: 21 trẻ bại năo, 41 trẻ thiểu năng trí tuệ và 70trẻ khiếm thính, ngoài ra cở sở c̣n thực hiện chương tŕnh cộng đồng cho các phụ huynh có con em khuyết tật ở các vùng xa thành phố Đà Nẵng khoảng 30 đến 40 km như Trà Kiệu, Hội An có tất cả là 21 em với đủ dạng tật.

2. Về xây dựng cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ:

Như trên chúng tôi đă nêu, nhờ có sự cho phép của Sở DG&ĐT, cùng với tấm ḷng mong muốn các cháu khuyết tật không những được chăm sóc mà c̣n được phục hồi chức năng và giáo dục có hiệu quả, Mẹ Bề trên Tu viện Phaolô đă giúp đỡ kinh phí xây dựng các lớp khuyết tật nằm trong khuôn viên trường Mầm non Ánh Dương và một số trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy học tập, phục hồI chức năng, giải trí và các hoạt động theo chế độ bán trú. ( Có sơ đồ đính kèm )

- Phng hc tập: 10 phng

- Văn phng: 1 phng

- Phng tập vật l tr liệu: 1

- Phng thính hc: 1

- Phng sinh hot chung: 1

- Khu vui chơi gii trí: cùng chung sân chơi với trường mầm non nh Dương

- Khu nh bếp: dng chung với trường mầm non nh Dương

Đây là điều kiện lư tưởng để thực hiện các phương thức giáo dục trẻ khuyết tật : vừa có chuyên biệt, vừa có hoà nhập, vừa có hội nhập và can thiệp sớm. Với cách bố trí liên kết này, làm cho các bậc phụ huynh trẻ em khuyết tật bớt đi những mặc cảm khi con họ được sống, vui chơi, học tập và lớn lên cùng bao đứa trẻ b́nh thường khác ở trường Mầm non Ánh Dương.

Bên cạnh các pḥng học b́nh thường, Tu viện c̣n bố trí pḥng dạy cá nhân cho trẻ khiếm thính; đồng thời chú ư đầu tư những trang thiết bị, đồ dùng dạy học phù hợp với việc phục hồi chức năng và giáo dục cho trẻ từng hoạt tật.

3. Về xây dựng đội ngũ giáo viên và kỹ thuật viên:

- Đội ngũ CBQL – GV – KTV và NV của cơ sở NDTKT Thánh Tâm là 21 người, trong đó phụ trách chung là 1, tổ trưởng chuyên môn phụ trách 3 nhóm tật :03 ; giáo viên dạy trẻ khiếm thính : 06 người, giáo viên dạy trẻ thiểu năng trí tuệ là 04, giáo viên dạy trẻ thiểu năng vận động là 05, giáo viên can thiệp sớm là 02

- Với sự giúp đỡ của Viện khoa học Giáo dục, của trường Đại học Sư phạm I Hà Nội qua “Dự án can thiệp sớm trẻ khiếm thính” và đặc biệt là sự đầu tư tài trợ kinh phí của Tu viện, 80% giáo viên của cơ sở NDTKT Thánh Tâm đă được đào tạo chuyên môn có Bằng Sư phạm Mầm non, Sư phạm Tiểu học, được dự các khoá bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn tại các trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, trường Cao đẳng Sư phạm Sông Bé, Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ em khuyết tật thành phố Hồ Chí Minh, 100% kỹ thuật viên (KTV) phục hồi chức năng vận động được đào tạo tại trường Trung học Y tế trung ương II (Đà nẵng). Bên cạnh đào tạo chuyên môn, cơ sở NDTKT Thánh Tâm c̣n chú ư xây dựng một đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên giàu t́nh thương và trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ.

4. Về tổ chức các h́nh thức giáo dục trẻ:

Trong những năm qua, để phù hợp với nhu cầu chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng, cơ sở đă tổ chức các h́nh thức giáo dục trẻ khuyết tật như sau:

- Các lớp chuyên biệt: cả 128 cháu đang học tại cơ sở là trẻ khuyết tật nặng, cha mẹ các cháu phải lo toan kiếm sống không có đủ thời gian để chăm sóc, các cháu được sắp xếp vào các lớp chuyên biệt, để thực hiện yêu cầu phục hồi chức năng và giáo dục đặc biệt, qua đó, có cơ hội phát triển toàn diện hơn.

- Các lớp hội nhập: trong 117 cháu, có 18 cháu (khiếm thính 12, trí tuệ 3, vận động 3) thuộc lứa tuổi mầm non, các cháu có sự tiến bộ trong quá tŕnh chăm sóc, được hội nhập vào các lớp mẫu giáo thuộc trường Mầm non Ánh Dương 2 tiết buổi sáng có giáo viên phụ trách theo dơi, giúp đỡ; buổi chiều các cháu về học riêng với giáo viên tại lớp. Các cháu này có nhiều triển vọng hội nhập vào trường Tiểu học sau khi học xong chương tŕnh Giáo dục Mầm Non.

- Các lớp can thiệp sớm : Cơ sở NDTKT Thánh Tâm là đă xây dựng được một “Mô h́nh can thiệp sớm trẻ khiếm thính”. Mô h́nh này đă được thực hiện và thành công với ca đầu tiên vào tháng 1/1997, đó là cháu Trần Thị Khánh ở số nhà 285 - đường Lê Văn Hiến. Hiện nay, cháu đang học lớp 4 trường Tiểu học Lê Lai. Từ thành công bước đầu, đến nay mô h́nh can thiệp sớm đă đi vào nề nếp và mang lại những hiệu quả rất khả quan (từ năm 1999 đến này, cơ sở NDTKT Thánh Tâm đă can thiệp sớm cho 51 trẻ khiếm thính). Cùng với yếu tố về đặc điểm lứa tuổi, khả năng phát triển, độ điếc của trẻ, cơ sở NDTKT Thánh Tâm đă đưa ra những giao đoạn tương ứng sau:

Giai đoạn 1: Ở nhà với phụ huynh cả ngày hoặc đến trường Mầm non khoảng 1 hoặc 2 tiếng rồi về

Giai đoạn 2: Nếu trẻ phát triển tốt ở giai đoạn 1 th́ cho trẻ học hoà nhập trong các lớp mẫu giáo tại trường Mầm non Ánh Dương (hiện có 2 cháu đang học hoà nhập tại trường Mầm non Ánh Dương)

Giai đoạn 3: Nếu trẻ phát triển chậm hoặc khi đi học cháu đă 4,5 tuổi mà chưa có máy trợ thính hoặc gia đ́nh không có điều kiện chăm sóc và trực tiếp dạy trẻ th́ đưa các cháu vào lớp mẫu giáo chuyên biệt tại cơ sở dành cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo

Ngoài can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính, cơ sở NDTKT Thánh Tâm c̣n quan tâm can thiệp sớm cho trẻ thiểu năng vận động từ 1 đến 4 tuổi; kết quả : từ năm 1999 đến nay, có 8 ca tập đi vững vàng, 2 ca tập đi chập chững

5. Về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật:

Với mục đích giúp trẻ khuyết tật có thể hoà nhập vào cuộc sống và học văn hoá cho hết bậc Tiểu học, cơ sở NDTKT Thánh Tâm đă đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện chương tŕnh chăm sóc giáo dục phù hợp với trẻ từng loại tật và khả năng nhận thức của trẻ

5.1 Về thực hiện chương tŕnh giáo dục:

a/ Thực hiện chương tŕnh và phương pháp giảng dạy theo hướng dẫn của Viện Khoa học Giáo dục kết hợp với chương tŕnh chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo do Bộ GD & ĐT ban hành đối với trẻ độ tuổi mẫu giáo; kết hợp chương tŕnhvà phương pháp theo hướng dẫn của Viện Khoa học giáo dục với chương tŕnh Giáo dục trẻ tiểu học do Bộ GD & ĐT ban hành đối với trẻ ở độ tuổi tiểu học và với trẻ có tŕnh độ nhận thức ở độ tuổi tiểu học

* Kết quả:

- Có 6 lớp chương tŕnh tường đương mẫu giáo (trong đó có 16 trẻ độ tuổi mầm non, 51 trẻ độ tuổi tiểu học).

- Có 2 lớp dự bị lớp 1 (trong đó độ tuổi tiểu học là 21)

- Có 1 lớp 1 và 1 lớp 2 (các cháu độ tuổi tiểu học là 20)

- Có 20 cháu quá nặng, khó khăn trong học tập.

b/ Ngoài việc hướng học văn hóa, cơ sở NDTKT Thánh Tâm c̣n quan tâm đến các yêu cầu giáo dục toàn diện như chăm sóc sức khoẻ, tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ…tạo cuộc sống tinh thần vui tươi, lành mạnh cho các em.

c/ Đối với trẻ lớn, ngoài học văn hoá, các em c̣n được học các nghề đơn giản như: cắt may, hội hoạ, nấu ăn, làm thiệp, đồ thủ công mỹ nghệ….Nội dung học nghề được sắp xếp cụ thể vào lịch giảng dạy theo tuần. Nội dung học nghề làm phong phú cuộc sống , góp phần rèn luyện kỹ năng, giúp các em hướng đến 1 nghề để có khả năng sống tự lập sau này.

d/ Thực hiện chương tŕnh phục hồi chức năng phù hợp đối với trẻ từng dạng tật; trong đó, trẻ tật vận động được quan tâm, chú trọng nhiều hơn cả.

5.2 Về chất lượng các mặt giáo dục:

- Về đạo đức và nề nếp, thói quen: Sau những năm tháng học ở trường, trẻ có tiến bộ rơ rệt về các mặt như: lễ phép chào hỏi – thưa gởi, có ư thức tập thể, biết giúp đỡ nhau trong học tập, riêng các cháu khiếm thính lớn biết cùng nhau tự quản lớp. Nhờ được các cô đón nhận và tôn trọng, phần đông các em rất vui và lạc quan như mọi trẻ b́nh thường, không mặc cảm tự ti, it quậy phá; một số em hồn nhiên sống động, khá dí dỏm và nhẹ nhàng, hoà nhập vào cuộc sống trong hữu thể rất riêng tư đặc biệt của tập thể trẻ cùng loại tật.

- Về chăm sóc sức khoẻ và thể chất: Đối với các trẻ khuyết tật, vấn đề chăm sóc sức khoẻ luôn là quan tâm hàng đầu của cơ sở NDTKT Thánh Tâm. Ngay từ khi vào học, trẻ đă được cân đo và theo dơi trên bệnh án và biểu đồ tăng trưởng. Hầu hết, trẻ có thể lực yếu, nhất là trẻ “thiểu năng vận động”, số cân không đủ qui định, dễ lâm vào t́nh trạng suy dinh dưỡng, việc phục hồi chức năng gặp khó khăn. Để khắc phục t́nh trạng trên, ngoài thực hiện chế độ ăn uống điều độ và đủ chất, để giúp trẻ ăn ngon miệng và mau tăng cân, cơ sở c̣n có chế độ bồi dưỡng thêm thuốc bổ. Đồng thời cơ sở c̣n thực hiện tốt khâu giám sát chế độ ăn uống, chế độ chăm sóc sức khỏe, hạn chế tối đa t́nh trạng ngă bệnh thường xuyên của trẻ khuyết tật, ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu (trẻ khuyết tật sức đề kháng yếu)

6. Bài học kinh nghiệm:

Qua 10 năm chính thức hoạt động kể từ khi Chính quyền và ngành GD&ĐT Thành phố cho phép, cơ sở NDTKT Thánh Tâm chúng tôi xin rút ra bài học kinh nghiệm sau:

- Cần phải tạo niềm tin và sự hợp tác tốt của phụ huynh trong việc chăm sóc, phục hồi chức năng và giáo dục trẻ khuyết tật

- Phải xây dựng điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên có ḷng nhân ái, tinh thần tận tuỵ và có tŕnh độ chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng cho trẻ.

- Phải chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của ngành GD&ĐT và thực hiện nghiêm túc phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật theo sự hướng dẫn của Viện khoa học Giáo dục, thực hiện nghiêm túc chương tŕnh do Bộ GD&ĐT ban hành phù hợp với từng độ tuổi và nhận thức của trẻ khuyết tật.

7. Đề nghị vói Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND thành phố Đà Nẵng:

7.1 Với qui mô phát triển hiện nay, cơ sở NDTKT Thánh Tâm đề nghị Sở GD&ĐT cho phép thành lập một Trung tâm hay một trường chuyên biệt khi Nhà ḍng vận động được kinh phí tài trợ xây dựng cơ sỏ mới tại phường Bắc Mỹ An(hiện đă được UBND thành phố cấp đất)

7.2 Tiếp tục tạo điều kiện để CBQL-GV-KTV của cơ sở NDTKT Thánh Tâm được tham dự các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng trẻ khuyết tật do ngành GD&ĐT tổ chức

7.3 Do phải miễn giảm học phí cho số cháu con nhà nghèo, nguồn thu của cơ sở NDTKT Thánh Tâm rất hẹp, mặc dù hàng tháng tu viện hỗ trợ 5.000.000đ , song mức sống của số giáo viên (không phải là nữ tu) c̣n thấp (khoảng từ 700.000 đến 800.000đ), cơ sở NDTKT Thánh Tâm đề nghị UBND thành phố có chính sách hỗ trợ thêm cho các giáo viên và kỹ thuật viên của cơ sở NDTKT Thánh Tâm như trường THCB Tương Lai và trường PTĐB Nguyễn Đ́nh Chiểu

Trên đây là tất cả những công việc mà chúng tôi đă, đang và sẽ làm để góp phần cùng các cơ sở giáo dục của thành phố thự hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật. Trong phạm vi nhỏ bé của ḿnh , chúng tôi c̣n gặp không ít khó khăn và cũng c̣n những thiếu sót tồn tại, chúng tôi luôn mong nhận được sự giúp đỡ của các cấp lănh đạo chính quyền, ngành GD&ĐT cũng như các ban, ngành liên quan; mong muốn được học tập, trao đổi những kinh nghiệm quí báu cùng các trường, các cơ sở bạn, bởi thực tế, mỗi dạng tật, mỗi cá nhân trẻ khuyết tật là một mô h́nh khác nhau, việc chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc giáo dục cho nhau là một điều rất đáng trân trọng và hữu ích.

Nguyễn Thị Tuyết Lan

Phụ trách cơ sở

Phụ trách cơ sở : Soeur Anna Nguyễn Thị Tuyết Lan,

Điện thoại: 84-511-3818402

Địa chỉ e-mail : truongthanhtam2000@yahoo.com

Địa chỉ Internet:

http://sites.internet.lu/folders/spcdanang/thanhtamdanangviet.htm

YouTube:

http://www.youtube.com/user/thanhtamschool

 

Soeur Anna Tuyết Lan và các em học sinh

Nhà trường luôn mong đón nhận sự giúp đỡ của quý vị cho quỹ bảo trợ học đường. Xin quý vị tuỳ lòng hảo tâm gửi trợ cấp cho trường theo:

Ngân hàng: Vietcombank

Code Swift: BFTVVNVX004

Địa chỉ: 140-142 Lê Lợi, TP Đà Nẵng

Điện thoại: 84-(0511) 3823503 – 3823753 * Fax: 3826062

Số tài khoản:

- VND: 0041000371467

- USD: 0041370371477

- Các ngoại tệ khác: 0041140371482

Tên chủ tài khoản : soeur Hunh Th An

Ghi chú: DNTT200604, cho Cơ sở NDTKT Thánh Tâm